Chưa có sản phẩm nào trong giỏ hàng.
Nút bần hay còn được gọi là nút li-e được làm từ những tế bào chết của vỏ cây sồi. Thành phần bên trong của tế bào là chất nitơ, còn vỏ tế bào là suberin. Suberin là một chất không thấm nước, chúng ngăn chất lỏng từ trong nút bấc chảy ra. Vì vậy, chai được đóng bằng nút bấc rất thích hợp để làm chín muồi rượu vang.
Mỗi cây sồi Quercus Suber phải được trồng từ 25 năm trở lên mới có thể cung cấp lớp vỏ dày 70 mm. Sau 14 năm, người ta sẽ lột lớp vỏ sồi đầu tiên nhưng phải bỏ đi vì bề mặt thô ráp, sần sùi và nhiều chất tanin không sử dụng được. 12 năm sau, lớp vỏ thứ 2 tái sinh mịn màng mới được sử dụng làm nút chai rượu vang.
Nút xoáy là hậu duệ của nút li-e, được sáng chế bởi Dan Rylands của Bamsley vào ngày 10-8-1889. Đến năm 1926, số lượng sử dụng cho các loại rượu mạnh đã tăng lên nhanh chóng nhờ tính tiện dụng, chi phí thấp của nút xoáy kim loại
6 bước mở nút li-e rượu vang
1. Dùng dao cắt đầu bọc ở cổ chai.
2. Cắm đầu xoáy nhọn vào chính giữa nút li-e. Không nên để cái mở nút chai đi vào một góc, nó sẽ phá vỡ nút. Xoay cái mở nút chai vào sâu trong nút li-e theo chiều thẳng đứng vào giữa nút chai.
3. Khi đầu xoáy nhọn đã ngập gần hết thì dừng lại. Gập phần ngạnh tạo lực đòn bẩy vào cổ chai.
4. Từ từ bẩy nút chai lên theo chiều thẳng đứng. Lực của đòn bẩy thích hợp sẽ đẩy nút chia và giảm thiểu khả năng phá vỡ nút.
5. Dừng lại khi nút vẫn còn ở một phần (khoảng nửa centimet) trong cổ chai. Nếu rút mạnh tiếp, sẽ tạo ra tiếng nổ khó chịu. Ngoài ra, có thể có những vụn nhỏ rơi vào bên trong chai.
6. Dùng tay nhẹ nhàng rút nút chai ra. Hãy dùng khăn (loại không có sợi bông) lau nhẹ nhàng đầu chai rượu. Chớ vứt nút chai đi. Bạn có thể xoay ngược nó để đóng chai lại nếu không uống hết.